29 tháng 10, 2009

Giỗ Bác Thanh


Ra Thăm Mộ Bác




Thuốc (Con Vật)

BÀO NGƯ
Bào ngư vị mặn tính bình
Tiềm dương, thanh nhiệt, Can bình thông lâm
Những người mắt yếu xa xăm
Mắt mờ mây phủ lại cầm máu hay
Chữa ngay chứng đau dạ dày
Thức ăn ngon bổ, sánh tày cao lương.

CHIM SE SẺ
Phân se sẻ vị đắng ôn,
Tiêu tích trừ trướng lại còn tiêu ung
Những người cặp mắt mịt mùng,
Lại thêm hoàng đản, thuốc cùng chữa hay

CỌP

Xương cọp tính ấm, vị rất cay,
Các chứng đau xương ứng dụng ngay.
Trấn kinh trấn thống thêm kiện cốt,
Hổ cốt tiên tửu rất đại tài.


Huyết, thịt, gan, tinh hoàn dê
Dạ dày, xương, sữa bổ về thận dương
Thịt dê nóng, ngọt như đường
Bổ tinh, bổ huyết lại thường thêm tinh

LỘC NHUNG
Lộc nhung tính ấm ngọt ngào
Cơ thể suy tổn uống vào rất hay,
Thêm tinh, bổ tủy huyết đầy
Mộng, hoạt, di, liệt thuốc này dùng ngay
Băng huyết, bạch đới ban ngày
Nhung, quy hai vị uống rày tươi vui

RẮN

Rắn ngọt, mặn, độc, tính ôn
Định cơn co giật lại còn giảm đau
Tê liệt, đau nhức dào dào
Khu phong, trừ thấp thuốc nào hay hơn
Nhức đầu, ho hen từng cơn
Bán thân bất toại, là phương nhiệm màu.

TẮC KÈ
Tắc kè ôn, béo, mặn mà
Bổ thận, bổ phổi rõ là rất hay
Tráng dương, cường lực, tinh đầy
Lạc huyết, ho suyễn thuốc này dùng đi.

TÊ GIÁC

Sừng Tê Giác chua mặn, tính hàn
Thanh nhiệt, tiêu độc, trấn kinh ban
Thổ huyết, nục huyết thêm đầu thống
Ung thư hậu bối, với sốt vàng
Mài nước cơm vo dần dần uống
Bao nhiêu bệnh tật thảy đều tan.

YẾN
Yến sào ngọt nhạt , tính lại bình
Ẩn tà lưu chuyển Vị, Phế linh
Tiêu đờm, chỉ khái, dưỡng âm phế
Chỉ huyết, định hen, bổ huyết tinh.

Đá Lũa, Gỗ Lũa



Quê Ngoại

Ảnh Gia Đình 2008





26 tháng 10, 2009

Quê Nội




1. Gia Đình

2. Nhà Cũ

3. Bác Luận



4.Quang Liệu - Thời Học Sinh

5. 1983-1984


6. 1987-1988



7. Quân Ngũ (Phan Rang 1989)

8.Quân Ngũ (Nha Trang 1989)

Giới Thiệu Về Quê Hương

Quận Kiến An – Thành Phố Hải Phòng

Bản Đồ Hành Chính


LỊCH SỬ

Trước năm 1962 thị xã Kiến An là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến An. Từ ngày 27-10-1962, khi tỉnh Kiến An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng, thì thị xã nằm trong thành phố Hải Phòng.
Đến ngày 5-3-1980, thị xã Kiến An nhập với 16 xã của huyện An Thụy để thành lập huyện Kiến An, riêng phần nội thị của thị xã Kiến An (trừ 3 xã ngoại thành) trở thành thị trấn Kiến An huyện lị của huyện cùng tên.
Sau đó 8 năm (ngày 6-6-1988), tái lập thị xã Kiến An, còn huyện Kiến An với 16 xã của huyện An Thụy trước đây (trừ 3 xã của thị xã Kiến An) đổi tên thành huyện An Lão. Khi đó, thị xã Kiến An có 6 phường, 3 xã, với diện tích 2.650, 56 ha, dân số 68.061 người. Thị xã Kiến An phía bắc giáp huyện An Hảiquận Lê Chân, phía đông và phía nam giáp huyện Kiến Thụy, phía tây giáp huyện An Lão.
Trải qua rất nhiều thăng trầm do quá trình chuyển đổi hành chính, đồng thời xuất phát từ những nhu cầu phát triển đô thị, tháng 8 năm 1994 thị xã Kiến An chính thức được chuyển đổi thành quận.

ĐỊA LÝ

Là quận đặc thù được bao bọc giữa hai dòng sông Lạch Tray và Đa Độ, quận Kiến An có tổng diện tích 29,6 km², dân số khoảng 8,4 vạn người. Đây là quận duy nhất của Hải Phòng được thiên nhiên ưu đãi có cả đô thị, đồng bằng, rừng núi, rất thuận lợi cho đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đặc biệt là du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển một cách toàn diện.
Kiến An là cửa ngõ phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10 km, nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không nối Kiến An với Hải Phòng, Đồ Sơn, Cát Bà, vịnh Hạ Long về phía biển; nối Kiến An với An Lão, Vĩnh Bảo trong tuyến du lịch sinh thái "Du khảo đồng quê". Sân bay Kiến An là sân bay dự bị cho sân bay Cát Bi.

DU LỊCH

Kiến An có đồi Thiên Văn không những làm nhiệm vụ phục vụ cho khí tượng thủy văn, mà từ trên đỉnh đồi có thể ngắm nhìn toàn cảnh quận Kiến An. Tại đây, bạn có thể cảm thấy mình đang ở trong một khu rừng thực sự, và khi leo lên đỉnh đồi, bạn có thể cảm nhận được công sức mình bỏ ra là không uổng phí. Bạn có thể phóng tầm mắt ra tận chân trời để nhìn ngắm toàn cảnh quận Kiến An.
Kiến An còn có hồ Hạnh Phúc, đây là một công trình phục vụ nhân dân, hồ đẹp và rộng, khi chiều về, bạn có thể tản bộ bên bờ hồ mát mẻ để ngắm cảnh. Hồ có nhiều hàng cây xanh mát mẻ, và khung cảnh rất yên bình cho tâm hồn con người muốn thoát ra khỏi sự ngột ngạt của thành phố.

KINH TẾ

Trong những năm gần đây, quận Kiến An đã tạo được bước phát triển nhanh, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực với cơ cấu kinh tế đã được xác định: Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, Du lịch Dịch vụ và Nông nghiệp. Quận Kiến An có khu công nghiệp Quán Trữ, với khá nhiều nhà máy công nghiệp nhẹ. Nhờ chính sách ưu đãi về đầu tư, Kiến An đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Hiện nay, quận đã thu hút đầu tư của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Nhờ đó, có thể chỉ trong vài năm tới, Kiến An sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, và rất có thể là mũi nhọn tăng trưởng của thành phố Hải Phòng.


Theo Wikipedia

25 tháng 10, 2009

Danh Nhân Văn Hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm

DANH NHÂN VĂN HOÁ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
The Cultural Celebrity Nguyen Binh Khiem

HAI PHONG CITY – VIET NAM

GIỚI THIỆU
Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491-1585) là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là thôn Trung Am, Xã Lý Học, Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Ông là một danh nhân văn hoá kiệt xuất của việt nam và là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. ông có nhiều học trò giỏi như Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyên, Nguyễn Dữ ... Năm Ất Mùi (1535) đòi Mạc Thái Tông, ông đỗ Đình Nguyên, Trạng Nguyên. Ông làm chức quan cao nhất đến Thị Lang Bộ Lại. Năm Nhâm Dần (1542), ông từ chức về quê, dựng quán Trung Tân, lập Am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân Am cư sĩ.
Ông có nhiềuu tập thơ văn có giá trị hầu như đã thất truyền nên chỉ còn lại tập thơ chữ hán “Bạch Vân Am Thi Tập”, tập thơ chữ nôm “ Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập” và một số sấm sĩ coi như lời tiên tri của. Ông được xếp là một trong 13 danh nhân văn hoá lớn nhất lịch sử dân tộc. Thành Phố Hải Phòng đã đặt tên một con đường mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm và một con đường mang tên Trạng Trình tại hai quận của Thành Phố.
Tượng của ông được dựng tại Khu di tích và tại Thư Viện Khoa Học Thành Phố với quy mô lớn.


INTRODUCTION
Nguyen Binh Khiem (1491-1585) was born in Trung Am Village, Vinh Lai district (Now is Trung Am Village, Ly Hoc commune, Vinh Bao district, Hai Phonh city). He is a preeminent cultural celebrity of viet nam and was one of the founders of Vietnam’s education. He had many talented learners such as Luong Huu Khanh, Phung Khac Khoan, Nguyen Quyen, Nguyen Du, ect. In 1535, he passed the first laureate at Court and doctoral examinations under the King MacThai Tong. He held a hightest post as the Minister of Interiors. In 1542, he resigned anh went back to his hometown, built a small restaurant called Trung Tan, and a hermitage called Bach Van alias Bach Van Am anchorite.
He had some valuable collections of poems and proses which almost lost over generations, except for chinese ideogram collectiom of poems, called “Bach Van Am collection of Poems”. The “Bach Van collection of Poems in National Language” and some miracle prophesies. He is ranked one of the 13 greatest cultyral celebrities in Viet nam’s National History. Hai Phong city named one road as Nguyen Binh Khiem anh one as Trang Trinh in two districts of the City.
His statue, one was set up at the Historical Heritage anh one at the City sciencve Library area in a large scale.